Ngân sách Thành phố được hưởng 100%
Theo đó, việc thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon được quy định như sau:
Tín chỉ các-bon hình thành từ các chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách Thành phố được giao dịch với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp với các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường xác định tỷ lệ đóng góp về lượng giảm phát thải, hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn Thành phố cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia trước khi giao dịch tín chỉ các-bon.
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành trình tự, thủ tục và quyết định lựa chọn nhà đầu tư. Nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon là nguồn thu ngân sách Thành phố được hưởng 100%; các khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố. Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố.
Sử dụng các mái nhà để lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc sử dụng các mái nhà đảm bảo điều kiện kỹ thuật của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn Thành phố để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của trụ sở. Phần điện còn thừa do không sử dụng hết thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực.
Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện việc lắp đặt, quản lý hệ thống điện mặt trời bảo đảm các yếu tố phù hợp về mỹ quan, kiến trúc và các quy định của pháp luật về môi trường.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
“
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiện nay, theo quy định Luật Bảo vệ môi trường, đến năm 2028 thị trường các-bon tại Việt Nam mới được hình thành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để có thêm kinh nghiệm thực tiễn trước khi áp dụng rộng rãi, Nghị quyết cho phép Thành phố được trao đổi tín chỉ các-bon theo các cơ chế trao đổi quốc tế đang được áp dụng tại Việt Nam.
dẫn từ baotainguyenmoitruong.vn